Đăng vào 24/11/2023
Ngày 24/11/2023, Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Báo Pháp luật Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh”
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
Tham dự hội thảo, Về phía đơn vị tổ chức có GS.TS. Lê Hồng Hạnh - Tổng biên tập Báo Phát luật và phát triển; TS. Vũ Hoài Nam - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Đồng chí Phan Văn Lâm - Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật và phát triển; ThS. Trần Ngọc Hà, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam.
Về phía Trường ĐH Luật Hà Nội có sự tham dự của TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường; Các Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, PGS.TS Tô Văn Hoà.
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của TS. Tạ Thị Thanh Bình - Vụ Trưởng Vụ Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh - Hiệu Trưởng Trường Đại học Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội; PGS.TS. Đoàn Đức Lương - Hiệu Trưởng Đại học Luật, Đại học Huế; TS. Phạm Thị Thúy Nga - Phó Viện Trưởng Phụ Trách Viện Nhà Nước Và Pháp Luật; TS. Nguyễn Thị Tình - Chủ nhiệm Khoa Luật Đại học Thương Mại; ThS. Phạm Thị Hồng Thúy, Phó Viện trưởng Viện Pháp Luật Kinh Doanh Và Đầu Tư Châu Âu; PGS.TS. Viên Thế Giang - Trưởng Bộ môn Luật cơ sở Khoa Luật Kinh Tế, Đại học Ngân Hàng Tp.HCM; Ths. Đinh Thanh Hương - Trưởng ban Quản lý Khoa học, Viện nghiên cứu Lập pháp.
Phát biểu khai mạc, TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết thị trường phái sinh đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên là sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là sự kiện quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trong khu vực ASEAN và thứ 42 trên thế giới có thị trường chứng khoán phái sinh. Đây là những con số rất ấn tượng thể hiện vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Các văn bản pháp luật về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh được ban hành nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường này đồng thời ghi nhận ở mức độ cao hơn tại Luật Chứng khoán 2019. Tuy nhiên, đến nay, thực tiễn cho thấy, do TTCK ở Việt Nam còn mới, hàng hoá và mức độ sôi động của giao dịch trên thị trường còn giới hạn. Do đó, việc đánh giá thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, có tính tới những vấn đề kinh tế pháp lý trên phạm vi thị trường toàn cầu là cần thiết, xét cả góc độ hoàn thiện các quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán.
Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên phát biểu khai mạc Hội thảo.
Với mong muốn trở thành một điểm đến của tri thức và tạo diễn đàn khoa học rộng mở để các nhà khoa học, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên hy vọng hội thảo sẽ đạt được những kết quả như kỳ vọng: vừa đề cập đến những vấn đề mới, cần cân nhắc đưa vào hệ thống quy định pháp luật nhằm điều chỉnh thị trường, vừa có những gợi mở cho lộ trình điều chỉnh pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh.
Phát biểu dẫn đề Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Ngọc Hà cho biết sau thời gian công bố rộng rãi thông tin đến các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín đến từ nhiều cơ quan, đơn vị, các cơ sở đào tạo trong cả nước, ban tổ chức đã chọn lọc được 17 bài viết có chất lượng tốt để đăng trên Kỷ yếu Hội thảo trọng điểm “Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh”. Cơ bản, nội dung của 17 bài viết đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện các vấn đề liên quan đến chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh và tập trung vào 02 nhóm vấn đề lớn: (1) Những vấn đề lý luận về chứng khoán phái sinh và thực trạng pháp luật hiện hành đối với chứng khoán phái sinh, thị trường chứng khoán phái sinh; (2) Gợi mở một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TTCK phái sinh.
Ông Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu dẫn đề Hội thảo.
Điểm đáng lưu ý trong các bài viết mà Ban tổ chức nhận được là cách tiếp cận của các tác giả, luôn đặt TTCK phái sinh của Việt Nam trong môi trường động, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề pháp lý luôn được xem xét ở góc độ so sánh để đưa ra các kết quả khách quan.
Tại hội thảo, các đại biểu sẽ được lắng nghe, trao đổi về Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh - Kỳ vọng và Thực trạng; Chứng khoán phái sinh và sự cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán phái sinh; Phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với chứng khoán phái sinh - Góc nhìn so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia; Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán phái sinh – Một số bình luận dưới góc độ pháp luật điều chỉnh; Hợp đồng kỳ hạn, tính thanh khoản và khả năng phòng ngừa rủi ro kinh doanh bất động sản ở Việt Nam - Thực trạng pháp luật và một số kiến nghị; Pháp luật về kinh doanh chứng khoán phái sinh tại các Công ty chứng khoán ở Việt Nam - Một số bình luận mở…
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của TS. Tạ Thị Thanh Bình - Vụ Trưởng Vụ Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Vụ Trưởng Vụ Pháp Luật Dân Sự - Kinh Tế, Bộ Tư Pháp; PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh - Hiệu Trưởng Trường Đại học Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội; TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý; PGS.TS. Đoàn Đức Lương - Hiệu Trưởng Đại học Luật, Đại học Huế; PGS.TS. Bùi Hữu Toàn - Chủ Tịch Hội Đồng Trường, Học Viện Ngân Hàng; TS. Phạm Thị Thúy Nga - Phó Viện Trưởng Phụ Trách Viện Nhà Nước Và Pháp Luật; Nhà Báo Nguyễn Nam Thắng - Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn; TS. Hà Công Anh Bảo – Chủ nhiệm Khoa Luật Đại học Ngoại Thương; TS. Nguyễn Thị Tình - Chủ nhiệm Khoa Luật Đại học Thương Mại; PGS.TS. Phan Huyền Sang - Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Vinh; ThS. Phạm Thị Hồng Thúy, Phó Viện trưởng Viện Pháp Luật Kinh Doanh Và Đầu Tư Châu Âu; PGS.TS. Viên Thế Giang - Trưởng Bộ môn Luật cơ sở Khoa Luật Kinh Tế, Đại học Ngân Hàng Tp.HCM; Ths. Đinh Thanh Hương - Trưởng ban Quản lý Khoa học, Viện nghiên cứu Lập pháp.
Nguồn: https://hlu.edu.vn/News/Details/27313
Bình luận |
---|