hlu_icon
  • Nghiên Cứu Khoa Học
  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
  • TRANG CHỦ
  • Diễn đàn khoa học
  • Năng lực KHCN HLU
  • Thông tin đề tài KHCN
  • Đội ngũ các nhà khoa học
  • Trang chủ »
  • Năng lực NCKH HLU

GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Đăng vào 04/11/2019

Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong những tổ chức khoa học và công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực khoa học pháp lý, được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và đầu tư ngay từ những ngày đầu thành lâp.

Sách "Luật học Việt Nam - Những vấn đề đương đại" là sản phẩm khoa học chào mừng 40 thành lập Trường Đại học Luật Hà NộiBằng Quyết định số 405/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 11 năm 1979 về việc thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (tiền thân của Trường Đại học Luật Hà Nội), lần đầu tiên, Trường đã chính thức được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh khoa học và công nghệ thế giới đã trở thành lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực phát triển và là nền tảng của nền kinh tế tri thức của các quốc gia, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn kiên định nghiên cứu khoa học là định hướng phát triển của Trường. Đề án xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 đã tiếp tục khẳng định xây dựng Trường thành trung tâm nghiên cứu, trung tâm học thuật và trao đổi các ý tưởng khoa học pháp lý có uy tín tại Việt Nam nhằm đạt  mục tiêu đến năm 2020, hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò nòng cột cho sự phát triển Trường thành đại học định hướng nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trong 40 năm qua, Trường đã xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng các yêu cầu hội nhập, được đào tạo bài bản trong nước và nước ngoài, có kinh nghiệm, bản lĩnh và cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu khoa học pháp lý. Trường xác định tập trung ưu tiên công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Trường cũng đã đổi mới quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu khoa học thông qua tiếp cận liên ngành, đa lĩnh vực; xây dựng và phát triển mô hình nghiên cứu kết hợp giữa Trường với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, liên kết giữa đối tác trong nước và quốc tế. Với lực lượng các nhà khoa học và giảng viên có trình độ cao, xác định đúng đắn định hướng phát triển nghiên cứu khoa học, đổi mới tư duy nghiên cứu khoa học, Trường đã đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học pháp lý, đào tạo cán bộ pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đóng góp tích cực vào các sự kiện, bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước.

Cho đến nay, giảng viên Nhà trường đã chủ trì 55 đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ và tương đương; hàng trăm đề tài cấp cơ sở, trong đó, riêng trong 05 năm từ 2014 - 2018, số lượng đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương chiếm hơn 40% tổng số lượng đề tài đồng cấp tính từ khi thành lập Trường đến nay. Sau khi Luật Khoa học và Công nghệ có hiệu lực, Trường đã xây dựng nhiều chính sách, nhằm khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường hướng tới chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, số lượng đề tài cấp Trường thực hiện trong ba năm tăng vượt bậc so với các năm trước đây. Ngoài ra, với uy tín khoa học và chuyên môn cao, các giảng viên của Trường cũng đã được mời tham gia thực hiện nhiều đề tài do các Bộ, Ngành, các viện hoặc cơ sở đào tạo khác chủ trì.  

Trong 3 năm gần đây 2016, 2017, 2018, trung bình hằng năm, Nhà trường đều tổ chức khoảng 50 hội thảo, tọa đàm khoa học các cấp. Ngoài ra, hằng năm, Trường cũng phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài, đặc biệt các hội thảo khoa học quốc tế thường niên trong khuôn khổ hợp tác với CHLB Đức tại Tuần lễ pháp luật Đức hoặc các Trường như Trường Đại học quan hệ quốc tế Mátxcơva, Đại học tổng hợp Vân Nam – Trung Quốc… Các Hội thảo, tọa đàm quốc tế đều tập trung vào các vấn đề đương đại của khoa học pháp lý và mang tính thời sự.

Trong những năm gần đây, Trường đã có nhiều chính sách, có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu, công bố các công trình, bài viết trên các tạp chí hàng đầu trong nước và nước ngoài về chuyên ngành luật.

Là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu trong lĩnh vực luật học ở Việt Nam, Tạp chí Luật học của Trường có những xuất bản phẩm định kì, chuyên đề, đặc san với nội dung khoa học phong phú, sâu sắc, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại họcL Hà Nội và hoạt động của ngành Tư pháp nói chung. Tính từ số Tạp chí đầu tiên ra mắt bạn đọc (số 1/1994) đến nay, Tạp chí Luật học đã xuất bản và phát hành phục vụ bạn đọc 252 ấn phẩm định kì và đặc san (229 số định kì, 23 đặc san) với hơn 2.600 bài báo khoa học của gần 700 tác giả trong và ngoài Trường trong đó có nhiều tác giả nước ngoài từ Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào… Tạp chí cũng quy tụ được nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia vào Hội đồng biên tập, tham gia phản biện bài cho Tạp chí.

Ngoài ra, trong 5 năm gần đây, các giảng viên của nhà trường cũng đã công bố các ấn phẩm nghiên cứu, các bài báo đăng trên các tạp chí uy tín ở nước ngoài, nằm trong hệ thống ISI, Scopus.

Tin bài liên quan

DIỄN ĐÀN KHOA HỌC

Q&A

ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

  • TRANG CHỦ
  • Diễn đàn khoa học
  • Năng lực KHCN HLU
  • Thông tin đề tài KHCN
  • Đội ngũ các nhà khoa học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
87 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84.4.38352630 - Fax: 84.4.38343226
Email: info@hlu.edu.vn
© 2016 Trường Đại học Luật Hà Nội
Website đang hoàn thiện

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI